Nhạc miền Nam trước 1975


Khi đọc bài viết này, tôi nghĩ ngay tới việc phải viết về cảm xúc của riêng mình khi nhắc tới dòng nhạc trước 1975.

Quê hương tôi dù thuộc vĩ tuyến 17 Nam, thuộc miền Nam, thế nhưng từ nhỏ những ca khúc tôi nghe đa phần là những ca khúc cách mạng, hay vẫn được biết tới với cái tên nhạc đỏ để phân biệt với nhạc vàng của miền Nam. Không rõ những nơi khác thế nào, ngày đó tôi được “tiêm nhiễm” những tư tưởng “nhạc vàng là bị cấm”, “nhạc vàng là phản động”. Nó vô tình in hằn trong tôi một hình ảnh không tốt về dòng nhạc của miền Nam, ngày đó tôi cũng “bôn sê vích” theo các cụ, cự tuyệt dòng nhạc vàng, dòng nhạc mà giờ đây tôi hằng ngày gắn bó và không thể không say.


Khi đọc bài viết này, tôi nghĩ ngay tới việc phải viết về cảm xúc của riêng mình khi nhắc tới dòng nhạc trước 1975.

Quê hương tôi dù thuộc vĩ tuyến 17 Nam, thuộc miền Nam, thế nhưng từ nhỏ những ca khúc tôi nghe đa phần là những ca khúc cách mạng, hay vẫn được biết tới với cái tên nhạc đỏ để phân biệt với nhạc vàng của miền Nam. Không rõ những nơi khác thế nào, ngày đó tôi được “tiêm nhiễm” những tư tưởng “nhạc vàng là bị cấm”, “nhạc vàng là phản động”. Nó vô tình in hằn trong tôi một hình ảnh không tốt về dòng nhạc của miền Nam, ngày đó tôi cũng “bôn sê vích” theo các cụ, cự tuyệt dòng nhạc vàng, dòng nhạc mà giờ đây tôi hằng ngày gắn bó và không thể không say.

https://i0.wp.com/i155.photobucket.com/albums/s301/nguyenvolam/a-12.jpg
Tờ bìa của các tập sách nhạc trước 1975


Phải hơn 1 năm trở lại đây tôi mới thực sự được tiếp xúc với dòng nhạc này một cách sâu hơn qua mạng, tôi lần tìm vào cả những trang trái tuyến, nơi lưu lại những nét văn hóa của Sài Gòn thuở xưa, từ băng đĩa nhạc đến phim ảnh, đó là những kỷ niệm mà những người ra đi và ở lại đã cố gắng gìn giữ cho mai sau. Liệu rằng nếu thiếu những con người ấy nét văn hóa miền Nam trước 1975 sẽ bị hổng đến mức nào?

Tôi thực sự choáng ngợp trước kho tàng âm nhạc miền Nam trước 1975, nó đồ sộ hơn những gì tôi tưởng. Tôi đã say mê đến độ cuồng khi hằng ngày phải lướt web, tìm và tìm để cố thu thập những bản thu âm ngày trước, không phải tất cả các thể loại, nhưng bấy nhiêu cũng đủ thấy rằng âm nhạc miền Nam thời bấy giờ phát triển rực rỡ, Các nhạc sĩ thoải mái hơn để viết nên những bản tình ca, tự tình dân tộc, tình quê hương,… hay nhất.

Sau khi hiệp định Genève được ký kết, một lượng lớn người di cư từ miền Bắc trở vào, và sau phong trào Nhân văn giai phẩm năm 1956, các văn nghệ sĩ tại miền Bắc cũng di cư hàng loạt vào miền Nam. Nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như: Hoàng Trọng, Văn Phụng, Phạm Đình Chương, Cung Tiến và một số di cư vào miền Nam trước đó như Lê Thương, Phạm Duy… đã để lại một lượng tác phẩm đồ sộ, đóng góp không nhỏ cho nền âm nhạc miền Nam thời bấy giờ.

Âm nhạc miền Nam, dù trong những ngày đỏ lửa của chiến tranh vẫn đậm những nét lãng mạn, tự do. Nhiều thể loại mới được sinh ra và phát triển mạnh như trường ca, nhạc trẻ, nhạc “sến” và nhạc phản chiến. Ngoài những nhạc sĩ kỳ cựu vốn có tên tuổi như Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Lê Thương… những nhạc sĩ trẻ lúc bấy giờ như Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng, Vũ Thành An được nhắc tới nhiều với những bản tình ca, hay Trịnh với dòng nhạc phản chiến.

Ngày đất nước giải phóng cũng là ngày văn hóa miền Nam ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhiều người ra đi, hành trang trong đó có cả những cuốn băng. Nhiều người ở lại, họ cố cất giữ những gì có thể. Nhiều chiến sĩ miền Bắc cũng cố gắng giấu lấy một cuốn băng trong những đợt tiêu hủy để về nhà len lẻn bật nghe… Âm nhạc miền Nam vẫn âm ỉ sống và hứa hẹn một ngày tái sinh như dòng nhạc tiền chiến đã đôi lần sống dậy.

Điều đó đã trở thành hiện thực. Thời gian gần đây, các ca sĩ trẻ có xu hướng tìm về những ca khúc nhạc vàng. Sự hồi sinh này một lần nữa khẳng định rằng nhạc miền Nam có một chỗ đứng không thể thiếu trong nền tân nhạc Việt Nam.

Mấy tuần nay theo dõi các bài viết về chủ đề “30 năm để hòa giải và yêu thương”, thấy rằng đây là một trong những động thái tích cực nên làm để hàn gắn những người con đất Việt đến gần nhau hơn. Mong rằng rồi một ngày sẽ chẳng còn tình khúc nào của miền Nam bị cấm đoán hát tại chính quê hương mình.

WAL
27.04.2010

5 bình luận về “Nhạc miền Nam trước 1975

  1. TÔI CỦNG CẢM THẤY NHẠC MIỀN NAM TRƯỚC 1975 ĐI VÀO LÒNG NGƯỜI , ĐÔI KHI TÔI NGHE CẢM ĐỘNG PHÁT KHÓC,CÁM ƠN ANH LÂM CHIA SẼ CẢM NGHĨ CỦA MÌNH ,NẾU ANH SƯU TẦM NHẠC HAY CHIA SẼ VỚI THỦY NHÉ

    Thích

  2. Cảm ơn bài viết của bạn! Âm nhạc là không biên giới và một ngày không xa tất cả các ca khúc hay của miền Nam trước đây sẽ được hát lại một cách chính thức trên mọi nơi của Việt Nam này!

    Thích

  3. Đồng cảm với bạn… Càng nghe càng bị say mê thể loại nhạc này… Cảm tưởng từng lời từng chữ chứa đựng cả những nỗi niềm của người viết và người thể hiện. Thanks bạn đã có những chia sẻ rất hay…
    Trả lại em yêu, khung trời đại học.
    Con đường Duy Tân, cây dài bóng mát…

    Thích

Bình luận về bài viết này