Request & Download Classical Music (Part.1)


Tôi lập entry này để share các link download nhạc, đồng thời cũng là nơi để các bạn yêu cầu nhạc (tất nhiên phải trong tầm tay tôi rồi).

Đầu tiên xin giới thiệu một vài album của Schubert. Rất tiếc là chưa viết được entry cho nó được, tạm thời các bạn download nó về nghe trước, tôi sẽ giới thiệu sau.

Đây là album đầu tiên: Symphony No.8 & No.9

Conductor: Herbert Von Karajan

Media Info: mp3 / 192kbs

Link download:

http://www.mediafire.com/?3mcyoy1jywn
http://www.mediafire.com/?e9bmvwej2vj

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Đây là album:

Franz Schubert: Songs Without Words
Composer: Franz Schubert Performer: Mischa Maisky, Daria Hovora Bitrate: 256Kbs

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Còn đây là album:

Schubert: 24 Lieder [ORIGINAL RECORDING REMASTERED]
Elisabeth Schwarzkopf

[Lossless Format: Ape &Cue Files]

Link download:

http://www.mediafire.com/?5jznw4o7qmn
http://www.mediafire.com/?5xronxzptnx
http://www.mediafire.com/?5jn9mmvmdvp
http://www.mediafire.com/?6uj45oc4dwj

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Còn album của bác này nữa, dung lượng khá nặng, thuộc loại file lossless đấy! Tổng 8 part là 640mb. Mấy cái link bên dưới này dễ die lắm, hổng biết "tử trận" lúc nào nên các bạn nào vào sớm thì… may mắn thôi

Schubert: Complete Violin Words – Octet – Gidon Kremer

Download:

http://mihd.net/aqj8rf
http://mihd.net/ueg4v5
http://mihd.net/og32i6
http://mihd.net/9kvi8f
http://mihd.net/xlvj95
http://mihd.net/8tbknw
http://mihd.net/3nmxy4
http://mihd.net/lpvhay

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Và đây là album cuối cùng vừa mới up xong, không chất lượng như những album khác:

Elly Ameling – Schuber : Lieder

Media format: WMA / 128Kbs

Link download:

schubert: lieder 1

http://www.mediafire.com/?0kmztfgjt5g

schubert: lieder 2

http://www.mediafire.com/?3xuelmbabz1
schubert: lieder 3 & 4
http://www.mediafire.com/?1nzbymhjh43
Chị ấy đây

(quá khứ huy hoàng)

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Schubert: Complete Symphony (Abbado)

MP3/Bitrate: 224Kbs

DOWNLOAD:

http://www.mediafire.com/?sharekey=a171a3bb9b04af1091b20cc0d07ba4d266157d0af0…

(6 Part, ai muốn nghe 1 album thì chịu khó… tải hết về, tổng dung lượng 486 MB)

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Có lẽ đến đây là dừng bác Schubert này rồi! (Vẫn còn nợ phần bài viết!)

Đây là album dành tặng Aisso:

Composer: Tartani Performer: Andrew Manze Media info: MP3/192kbs Download: http://www.mediafire.com/?5yzdksspz1n

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Cái này dành tặng Joe (thể loại thanh nhạc của Mozart thì có cũng kha khá, chứ của Schumann hay của Schubert thì…):

FRANZ SCHUBERT: WANDERER-FANTASIE

SCHUMANN: FANTASIC OP.17

Composer: Schubert & Schumann

Performer: Pollini Media info: MP3/192kbs Download: http://www.mediafire.com/?3z3yt1z5yiy

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Franz Schubert – Sơ lược về tiểu sử


Khởi đầu cho một số tác phẩm của Schubert, cũng nên biết sơ lược về nhà soạn nhạc thiên tài này.

Franz Schubert

Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ,
nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu.
Franz Schubert


Sự phát triển của con người và xã hội luôn liên tục và âm nhạc cũng không đứng ngoài qui luật đó. Bối cảnh lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX tại châu Âu có những biến động đáng kể tạo nên những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế và nghệ thuật. Hoà mình vào dòng chảy đó, âm nhạc cổ điển cũng có những chuyển mình cho phù hợp với qui luật tự nhiên. Giai đoạn Cổ điển Vienna khép lại với những tên tuổi lừng lẫy như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn Lãng mạn mà sự huy hoàng của nó lan toả suốt thế kỷ XIX với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai phá và là “nhân vật vĩ đại” đầu tiên chính là Franz Schubert.

Franz Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemian. Cha của Schubert là một thầy giáo làng chơi được Violin và Cello, mẹ ông vốn là đầu bếp. Cha mẹ Schubert có cả thảy 15 người con nhưng 10 người trong số họ đã chết ngay từ khi còn nhỏ, chỉ còn lại 5 người. Schubert có 3 người anh trai Ignaz (1785), Ferdinand (1794), Karl (1796) và một cô em gái Theresia (1801). Chính người cha và anh trai Ignaz đã dạy cho Schubert những bài học âm nhạc đầu tiên.

Lớn lên trong một gia đình mà mọi thành viên đều có niềm đam mê âm nhạc lớn lao nhưng lại có nền kinh tế tỷ lệ nghịch với niềm đam mê đó, thời thơ ấu của Schubert là những chuỗi ngày ông không thể nào quên cho đến cuối cuộc đời. Luôn sống trong cảnh nghèo đói, những kí ức tuổi thơ buồn bã thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Schubert sau này. Năm 1804, khi mới 7 tuổi, Schubert được gửi tới nhà thờ Lichtenthal ở Vienna để học chơi đàn Organ. Năm 1808, để gia đình giảm bớt một miệng ăn, Schubert tới học ở trường nội trú Convict nơi có nhà soạn nhạc nổi tiếng Antonio Saliari – người cùng thời với Mozart làm hiệu trưởng. Tuy được miễn hoàn toàn học phí cũng như tiền ăn, tiền trọ nhưng cuộc sống hà khắc nơi đây thật quá sức chịu đựng của một cậu bé mới 10 tuổi. Trong thời gian 5 năm sống tại đây, Schubert còn phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của những người bạn học vốn là con của những gia đình giàu có. Cũng trong thời gian này, Schubert ban đầu chơi ở bè Violin 2 sau đó chuyển lên bè Violin 1 trong dàn nhạc của trường. Những sáng tác đầu tiên của cậu b
é cũng bắt đầu xuất hiện trong đó nổi tiếng nhất là bản Fantasia cho 2
Piano (1810).


Rời truờng nội trú năm 16 tuổi, để san sẻ gánh nặng cho gia đình, Schubert định đi đăng lính nhưng vì cận thị quá nặng, bị quân đội từ chối, ông đành nghe theo lời cha đi làm thầy giáo tại Annegasse. Tuy công việc khá nhàm chán không làm thoả mãn nhà soạn nhạc trẻ vốn đầy hoài bão, ước mơ nhưng vì thực tế cuộc sống Schubert đành phải tạm bằng lòng với bản thân. Trong thời gian 3 năm dạy học, Schubert đã sáng tác được 2 tứ tấu đàn dây, những bản giao hưởng đầu tiên, một vài Piano sonata, Mass số 1 giọng Pha trưởng. Tác phẩm Mass số 1 giọng Pha trưởng lần đầu tiên được vang lên vào tháng 10 năm 1814 tại nhà thờ Lichtenthan với giọng hát chính do ca sỹ trẻ Therese Grob đảm nhiệm, người mà Schubert đem lòng yêu mến. Sau này Schubert đã ngỏ lời cầu hôn nhưng bị gia đình cô gái từ chối và từ đó Schubert luôn mang trong mình vết thương lòng sâu sắc cũng như không bao giờ nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.

Thời gian này các tác phẩm của Schubert xuất hiện với số lượng thật đáng kinh ngạc. Năm 1814, Schubert hoàn thành vở opera đầu tiên Des Teufels Lustschloss D.84 cũng như 17 lied trong đó có những bài nổi tiếng như Der Taucher D.77/111 hay Gretchen am Spinnrade D.118 (dựa theo thơ của Goethe). Một năm sau, 145 lied và 4 vở opera khác ra đời, những con số thật ấn tượng. Có cảm giác không phải Schubert sáng tác mà những bài hát tuôn trào dưới tay ông như một dòng thác.

Schubert chuyển đến dạy học tại trường Laibach ở Slovenia vào năm 1816. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được ông sáng tác vào thời gian này. Tiêu biểu có các lied Erlkonig (Chúa rừng), Gesange des Harfners, giao hưởng số 4 Tragic giọng Đô thứ D.417, giao hưởng số 5 giọng Si giáng trưởng D.485. Tháng 6 năm 1816, Schubert bắt tay vào viết bản cantata Prometheus.


Một năm trước đó, trong một lần đến thăm Linz, Schubert gặp Franz von Schober – một chàng trai trẻ rất đáng mến và họ trở thành những người bạn thân nhất của nhau. Là con một gia đình khá giả, chính Schober là người giúp đỡ Schubert nhiệt tình nhất trong cuộc sống sau này. Nghe theo lời khuyên của Schober, Schubert đã rời bỏ nghề dạy học để thành một nhà soạn nhạc tự do, điều mà Schubert luôn khao khát. Năm 1817, trở lại Vienna thời gian đầu, Schubert sống tại nhà của Schober. Tại đây Schubert gặp Johann Michael Vogl, giọng nam trung nổi tiếng nhất Vienna thời bấy giờ. Sự cộng tác giữa họ đã tạo nên những buổi hoà nhạc rất ấn tượng thu hút được nhiều sự chú ý mà công chúng Vienna hồi đó gọi là Schubertiaden. Tuy nhiên điều này cũng không che giấu được thực tế là chàng trai 20 tuổi Franz Schubert vẫn rất khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình. Các nhà xuất bản chỉ trả cho Schubert những khoản nhuận bút rất thấp khi in ấn các tác phẩm của ông và Schubert vẫn phải ở nhờ nhà bạn.

Với bản tính vui vẻ, thích giao thiệp Schubert kết giao được rất nhiều bạn bè và một người trong số đó Anselm Huttenbrenner đã giới thiệu ông đến làm việc tại lâu đài của công tước Esterhazy – nơi mà Haydn vĩ đại đã từng sống. Thời gian đầu tại đây Schubert còn cảm thấy hạnh phúc nhưng dần dần nỗi buồn xâm chiếm ông và trong vòng chưa đầy một năm ông đã trở về Vienna.


Mùa hè năm 1819, một niềm vui nhỏ đến với Schubert. Trong chuyến lưu diễn cùng với Vogl tại Upper, Áo, các bài hát của ông được đón giới yêu âm nhạc nơi đây rất yêu thích trong đó nổi bật có lied Die Forelle (the Trout) và Ngũ tấu Piano giọng La trưởng D.667 còn có tên khác là Trout Quintet. Năm 1820, Schubert hoàn thành Piano Sonata giọng La trưởng, D.664, tác phẩm thính phòng xuất sắc Tứ tấu đàn dây giọng Đô thứ Quartettsatz D.703, âm nhạc cho vở kịch Die Zauberharfe D.64 và vở opera Die Zwillingsbrüder D.647.

Lúc này Schubert đã trở nên nổi tiếng nhưng sự nghèo khó vẫn không chịu buông tha ông. Các nhà xuất bản chỉ chịu trả cho Schubert những khoản tiền ít ỏi để in những tác phẩm của ông. Thường xuyên phải nhịn đói, đã có lần để đổi lấy một bữa ăn Schubert phải sáng tác một bài hát tặng ông chủ quán.

Năm 1822 sự nghiệp âm nhạc của Schubert có một bước ngoặt vĩ đại. Ông sáng tác bản giao hưởng số 8 giọng Si thứ Unfinished D.759 (
giao hưởng bỏ dở) nổi tiếng. Không hiểu vì lý do gì bản giao hưởng chỉ có 2 chương thay vì 4 chương như thông thường. Nếu như những tác phẩm được sáng tác trong thời gian đầu của Schubert còn mang hơi hướng của trường phái cổ điển Vienna thì đến bản giao hưởng này đã cho thấy một ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn khác vượt qua những qui tắc khắt khe, chặt chẽ để đến với những sáng tạo, tìm tòi mới tạo lập nên một trường phái mới: Trường phái lãng mạn mà sau này đã lan rộng ra khắp châu Âu trong suốt thế kỷ XIX trong đó Franz Schubert chính là “người vĩ đại đầu tiên”. Tổng phổ tác phẩm này bị thất lạc trong hơn 60 năm kể từ ngày được Schubert viết chỉ được tìm thấy một cách tình cờ trong ngăn kéo tại nhà Anselm Huttenbrenner. Cùng trong năm 1822 này, Schubert hoàn thành bản Mass giọng La giáng trưởng D.678 và tác phẩm nổi tiếng Wanderer fantasy cho Piano D760 (sau này Liszt đã phối khí lại cho Piano và dàn nhạc). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bản nhạc này dựa trên một lied của Schubert: Der Wanderer.


Toàn bộ các sáng tác của Schubert đều mang đậm màu sắc trữ tình, trữ tình đến mức nhiều nhà phê bình sau này không lý giải được và họ phải thốt lên: “chất trữ tình đầy đậm đà như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Phải chăng cuộc sống nghèo khổ lại là nguồn cảm hứng bất tận và âm nhạc là người bạn sẻ chia mọi nỗi buồn đau?

Năm 1823, vở opera Rosamude, furstin von Cypern (Rosamude, hoàng tử của đảo Cyprus) và tập bài hát đầu tiên Die Schöne Müllerin D. 795 (Con gái ông chủ cối xay xinh đẹp) dựa theo thơ của Wilhelm Müller ra đời. Các tác phẩm của Schubert luôn xuất hiện với số lượng đáng kinh ngạc cho thấy ông quả là một con người thật phi thường. Một năm sau, Schubert sáng tác 2 bản Tứ tấu đàn dây giọng La thứ và Rê thứ Death and the maiden (Cái chết và thiếu nữ) cũng như Octet giọng Pha trưởng D.803. Trong lần trở lại nhà công tuớc Esterhazy để dạy học cho 2 con gái của công tước, ông viết Divertissement a l'Hongroise D.818 sau khi bị những giai điệu dân ca Hungary chinh phục. Thời gian này, đời sống của Schubert có khá hơn nhưng ông lại có những nỗi bực bội khác. Trong một bức thư cho bạn, Schubert viết: “Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Sự tự do của tôi đang bị đánh cắp. Tôi sẽ trở về và không bao giờ quay trở lại đây nữa”. Schubert là như vây, luôn coi trọng tự do và không để những việc đời thường làm ảnh hưởng đến công việc sáng tác của mình.


Trong thời kỳ mà sự ổn định tạm thời về kinh tế xen lẫn với sự suy sụp về sức khoẻ, Schubert vẫn không ngừng sáng tác, âm nhạc đối với ông như một niềm an ủi. Từ năm 1825 đến 1826, hàng loạt các tác phẩm quan trọng ra đời như Piano Sonata giọng La thứ, Op. 42; giọng Rê trưởng, Op. 53 và bản giao hưởng cuối cùng của ông bản giao hưởng số 9 giọng Đô trưởng (the Great) D.944. Bản nhạc này cũng bị thất lạc như bản số 8 nhưng được Robert Schumann tìm thấy vào năm 1839 trong đống giấy tờ còn sót lại của Schubert. Mendelssohn đã lần đầu tiên chỉ huy bản giao hưởng này nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày mất của Schubert.


Năm 1827, Beethoven – người mà Schubert luôn kính phục trong suốt cuộc đời mất. Như dự báo được số phận của mình, Schubert lao vào sáng tác như để chạy đua với thời gian. Tập bài hát thứ 2 Winterreise D. 911 (Cuộc hành trình mùa đông) cũng dựa theo thơ của Müller ra đời và cùng với tập thứ nhất là những viên ngọc vô giá trong kho tàng thanh nhạc của nhân loại. Bốn Impromtu cho Piano, D.899, Trio giọng Si giáng trưởng và Fantasia cho Violin và Piano, D934 ra đời trong thời gian này cũng là những tác phẩm ưu tú.

Mười bốn lied trong tập liên khúc thứ 3 và cũng là tập cuối cùng Schwanengesang D.957 (Bài ca thiên nga) được Schubert viết vào năm 1828. Sáu bài trong số đó là dựa vào thơ của Heinrich Heine. Các tác phẩm cuối cùng của Schubert là 3 Piano Sonata cuối cùng cũng như Ngũ tấu cho dàn dây giọng Đô trưởng D.956 cho 2 Violin, Viola và 2 Cello.


Giữa lúc sức sáng tạo đang dồi dào nhất, sức khoẻ của Schubert ngày càng trở nên xấu hơn. Ông luôn phải vật lôn với căn bệnh thương hàn và do chữa bệnh bằng thuỷ ngân (cách chữa bệnh phổ thông thời đó) nên bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Schubert bị suy sụp hoàn toàn vào tháng 10 năm 1828 sau khi trở về Vienna từ Eisentadt, nơi ông đi thăm mộ của Haydn. Trong bức thư cuối cùng Schubert viết cho Schober ngày 12 tháng 11, ông đã thể hiện sự tuyệt vọng của mình: “Tôi đang ốm. Mười một ngày nay tôi hầu như không ăn uống được gì. Tôi đi không vững nữa”. Schubert qua đời ngày 19 tháng 11 năm 1828. Và thể theo nguyện vọng lúc cuối đời của ông, mộ của Schubert được đặt cạnh mộ của Beethoven tại nghĩa trang Walhring. Vào năm 1888, hai ngôi mộ này được chuyển đến nghĩa trang Zentralfriedhof bên cạnh Johann Strauss cha
Johannes Brahms.

Chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng Schubert đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm thật đồ sộ. Chín bản giao hưởng (bản giao hưởng số 7 bị thất lạc), khoảng 10 vở opera, 15 tứ tấu đàn dây, 8 Mass, gần 20 piano sonata, 500 tiểu phẩm cho nhiều nhạc cụ và hơn 600 lied, những con số khổng lồ khiến chúng ta ngày nay vẫn chưa hết kinh ngạc. Thật tiếc nuối cho Schubert và cho tất cả những người yêu âm nhạc, ở độ tuổi 31, Bach và Haydn chưa có tác phẩm nổi tiếng còn Beethoven thì chỉ vừa mới hoàn thành bản giao hưởng số 1. Sự ngọt ngào trong đau khổ của Schubert đã thổi vào nền âm nhạc thế kỷ XIX những ngọn gió nhẹ trong lành, tươi mát mãi cho đến tận bây giờ…

CÂY BÚT MỰC & Bài học vỡ lòng


————————————————————————–

Chẳng hiểu sao cậu chủ lại quý họ nhà bút mực tôi đến vậy! Nghe cụ tôi kể, cậu chủ dùng bút mực từ những năm cấp I cơ, đến thời tôi cũng phải là mấy đời rồi đấy chứ! Thật là một niềm tự hào cho thương hiệu (mặc dù chẳng rõ từ này là gì? Song thấy cậu chủ cũng thỉnh thoảng dùng trong trường hợp tựa vậy nên tôi cũng dùng – chắc không sao, tôi xin quy ước luôn: từ nào in nghiêng là từ tôi mượn, từ điển chúng tôi không có).

Cụ bảo: Cái thời còn nít nôi, cậu ấy cứ đổi xoành xoạch màu mực, nào là xanh lá cây, da trời, tím, đen… tưởng như thị trường có màu nào cậu ấy đều thử hết. Mỗi lần như vậy, may mắn là cậu có súc rửa kỹ lại, không thì… Nghe đâu đến hẳn năm cấp II cậu mới trung thành với màu tím, thành ra đến đời tôi cũng mang màu ấy.

Thật buồn cười bạn ạ! Tôi cứ tưởng đâu chỉ đời tôi mới gặp, chứ đâu ngờ trước đó cũng vậy. Cậu chủ cẩn thận quá, nhìn nét chữ thì đủ biết rồi, chẳng khác chữ con gái (xin trích thêm, trong từ điển chỉ có cậu chủ, cô chủ, từ này là mấy cụ truyền lại) là bao. Cái thời cậu chủ sưu tập tem (cũng là “ngoại điển”) cậu hay viết thư lắm! Cái con chữ ấy cũng đủ làm khối người hồi âm lại chứ chưa kể đến câu chữ. Thời tôi cậu chủ lên Đại học, cậu hay viết thư cho bọn con gái (cũng chỉ những năm đầu), nếu gặp phải ai đã có người yêu thì y như rằng… thằng đó rất an tâm khi nhìn thấy mặt chữ (cậu chẳng đề tên người gửi), gửi cho thằng con trai thì cứ ầm ĩ cả lên: “Bạn gái nó gửi thư”!

Nhưng cũng có những ngày buồn như thế này, khi mà cậu chủ không dùng đến nữa! Điều đó chúng tôi được dạy ngay từ lúc vỡ lòng, song không ai muốn điều ấy cả, bạn cũng vậy, đúng không? Không dùng vì già cỗi, không dùng vì lỗi thời, không dùng vì thay đổi sở thích – chuyển sang viết bút bi… Có muôn ngàn lý do để cho chúng tôi… ra rìa! Cậu chủ đã từng làm thế với các thế hệ đi trước rồi, giờ đến tôi. Bội bạc? Uất hận? Không, tôi chỉ là phận tớ… Thôi thì chỉ biết ngậm ngùi xót xa…

Ngày mai, có lẽ tôi sẽ được đi về nơi khác, ừ, một nơi xa xôi nào đó, những nơi mà trong từ điển của tôi chưa được nhắc đến, nhưng biết chắc một điều là khi đó tôi có cái tên mà mọi vật khác đều mang: Phế thải. Ừ, cái từ cuối cùng mà tôi được biết từ ngay bài học vỡ lòng: “Sốngsố phận”… Học quá sớm, dùng quá muộn, mà cũng không ai trong chúng tôi muốn dùng, bạn cũng vậy, phải không?!…

NGÀY ĐỊNH MỆNH


WAL, 26/11/2007

Cái ngày mà trời Kon Tum mưa rả rích suốt từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Tôi thì ngồi thừ bên máy tính suốt cả ngày – cái lịch thường niên vậy.

Là buổi tối tôi gặp đứa em trên mạng, thi thoảng cũng gặp nhau từ cái ngày mà tôi xa xứ lạnh ấy. Anh em lại được dịp tán gẫu nhau với những câu chuyện dài hằng trang giấy…

“Anh iêu! Dạo này thế nào, anh vẫn khỏe chứ? Ở đấy trời có mưa không?…”. Tôi trả lời: “Trời! Ở đây mưa to lắm, gió thổi giật mạnh đủ để tung người…”. Tất nhiên toàn những chuyện phiếm mà ai cũng có thể phóng đại hoặc thu nhỏ sự việc đến hàng trăm lần! Nó tiếp: “Chỗ em mưa lớn lắm, gió thổi to đến mức mái nhà bị tốc nóc, tôn bay vèo vèo, cây đổ thì la liệt ấy”… Nó “khí thế” ngồi “vẽ hưu vẽ vượn” gì đấy cho bầu trời Đà Lạt thêm xám xịt để “anh iêu” của nó sốt vó âu lo.

Mà đúng là hôm đấy trên Đà Lạt có bão thật…

Mà hôm đấy cây đổ thật…

Đó là thứ 6 ngày 23…

Đến hôm qua, tất nhiên tôi cũng ngồi trên mạng. Một tin nhắn của đứa em khác vào điện thoại, nó viết trong hoang mang: “A nho Trieu-ng yeu Ly ko?A bit tin gi ve a ay chua?E dang o Bao Loc du dam tang a ay nay.A ay mat tu hom t6.Buon qua!Tu luc vao vieng toi gio e bi am anh mat roi”. Tôi cũng bàng hoàng… Đứa em này tôi hiểu nó, ít khi nó nhắn tin cho tôi, lần này lại khác, nó bị ám ảnh. Có lần hai anh em đi Hồ Than Thở chơi, tôi dẫn nó đi tìm mộ của người đã khuất khá lâu rồi – mà người ta vẫn thường gọi là Đồi thông hai mộ. Khi viếng xong nó cũng im lặng lạ kỳ… Nó dễ bị ám ảnh vậy.

Chẳng thể ngờ được hôm ngồi nói chuyện với đứa em kia lại là…

Còn người có số phận không may kia… Thật sự tôi không thân nhiều. Tôi biết rằng đó là một con người đa tài, nhất là về âm nhạc. Nó là cây guitar trong band nhạc của trường, nó học organ hơn 1 tháng đã có thể đánh sành hơn mấy tay đã tập trước đó, nó có thể chơi trống, harmonica, và chất giọng không thể chê. Nó được người ta khen là năng động, lém lỉnh. Đến thằng bạn – gần như quản lý nhóm có nó, cũng bảo: Thằng đó tài lắm, phải tìm ra điểm yếu của nó thì mới có thể quản lý được, chứ không thì nó qua mặt…”.

Thật đáng tiếc thay…

Chỉ vì hôm đó trời Đà Lạt có bão… cây đổ…

Symphony No. 10 (Beethoven/Cooper)


WAL, 24/11/2007

Sau khi Beethoven mất, cụ thể là năm 1944, Anton Schindler (1795-1864, người đầu tiên viết tiểu sử cho Beethoven, ông được rất nhiều người nghiên cứu về Beethoven cảm ơn vì đóng góp những thông tin quý giá về Beethoven, tuy nhiên ngược lại, ông cũng bị nhiều người chỉ trích vì đã đưa những thông tin sai lệch thiếu chính xác, nhất là về bản giao hưởng số 10 này) đã công bố với mọi người trên thế giới rằng trước khi Beethoven mất, ông đã phát thảo xong bản giao hưởng số 10. Đó thực sự là một tin gây chấn động dư luận và tạo ra những diễn đàn bàn luận về bản giao hưởng số 10 này: thực sự nó có tồn tại hay không? Karl Holz, một người viết sử khác cho Beethoven cũng đã khẳng định rằng ông đã được nghe thử qua piano.

Sự thật là đầu năm 1827 (năm cuối đời của ông), Beethoven lúc này đang lâm bệnh nặng và bênh cạnh ông là Schindler túc trực ngày đêm để chăm lo. Ông đã có ý định viết bản giao hưởng số 10 và yêu cầu giàn nhạc giao hưởng London ứng trước số tiền nhuận bút, có lẽ thông tin từ đó mà mọi người thêm hồ nghi về bản giao hưởng?

Tuy nhiên, nhiều giả thuyết của Schindler đã bị Gustav Nottebohm (1817-1822) bác bỏ một cách thuyết phục, bởi đơn giản nếu tôi là một nhà soạn nhạc, tôi có thể phát thảo ra các tác phẩm của mình, lẽ đương nhiên! Và có thể Schindler cũng đã lấy bản phác thảo nào đó – không phải là bản giao hưởng số 10 như Schindler đã nói – để cho mọi người tin rằng đó là bản giao hưởng số 10. Và ít ra nó cũng làm giảm đi số người tranh luận về vấn đề này, tất nhiên là không phải về mức còn không.

Cuộc tranh luận còn kéo dài qua nhiều thập niên, cho đến năm 1977 Robert Winter, sau khi hệ thống lại hơn 8000 trang ghi chép lại từ những năm trước đã khẳng định rằng: không hề có bản giao hưởng nào sau bản giao hưởng số 9.

Và có lẽ Barry Cooper (sinh năm 1949 – là nhà âm nhạc học, nhà soạn nhạc, organist và là tác giả của nhiều bài nghiên cứu về Beethoven, là người biên tập bản tóm lược về Beethoven) là người sau cùng khép lại những lời bàn luận về bản giao hưởng số 10 khi ông tổng hợp lại những bản phác thảo của Beethoven để hoàn thành chương đầu trong bản giao hưởng số 10 (Andante – Allegro – Andante), nó được Wyn Morris và Walter Weller công diễn vào năm 1988. Tất nhiên, chương đầu của bản giao hưởng này không xếp vào trong danh mục các tác phẩm của Beethoven.

Một tác phẩm được nhiều người biết đến cho rằng đó là bản giao hưởng số 10 nữa là bản giao hưởng số 1 của Johann Brahms (1833-1897), đơn giản là vì ở thời đại ông trào lưu nghệ thuật cấp tiến lan tỏa khắp châu Âu, thì ông là người duy nhất dám chống lại trường phái Weimar để sáng tác những bản giao hưởng mang tính truyền thống thời Bach, Mozart, Beethoven, và nhất là chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi Beethoven. Do vậy khi tác phẩm ra đời nó gây tác động lớn, và Bülow – vốn là trường phái Weimar đã chuyển sang ủng hộ Brahms – đã cho rằng nó là bản “giao hưởng số 10” của Beethoven.

Song, dù sao thì mọi việc đều sáng tỏ theo đúng lịch sử của nó.

Nguồn:

http://everything2.com

http://madaboutbeethoven.com

http://wikipedia.org

http://nhaccodien.info

Trang 222,223, Ludwig Van Beethoven, Hoàng Triết Sinh, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2004

—————————-

Đây là bản thu âm của Wyn Morris năm 1988, bao gồm 1 chương đầu và thông tin về bản giao hưởng số 10 này. Nó đầy đủ và khá chi tiết, tất nhiên bằng tiếng anh.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Link download:

http://www.mediafire.com/?feuyymztngx

http://www.mediafire.com/download.php?4nnzxze9qzr

Mahler Symphony


Quả thật là bác này với em rất khó "nhai" được, đã tự dặn lòng mình ráng nghe, để luôn cả bộ giao hưởng của bác trên ổ cứng, thế mà vẫn nhất nhất không chịu "thấm" vào! Lần này up lên share cho bà con, cũng là để tăng thêm… lòng kiên nhẫn

! Các bác cứ bình tõm mà thưởng thức nhé ^^

—————

Dưới đây là một số thông tin về tác giả:

Gustav Mahler là nhà soạn nhạc và chỉ huy người Áo gốc Bohemien. Ông sinh ngày 7/7/1860 tại tại Kaliste, một thị trấn nhỏ trên biên giới với Moravie và qua đời ngày 18/5/1911 tại Vienna. Ông là giám đốc của rất nhiều nhà hát trên thế giới. Suốt cuộc đời, Mahler nổi tiếng nhất với vai trò là một trong những nhà chỉ huy dàn nhạc và opera hàng đầu của thời đại mình, nhưng ông cũng đã được công nhận là một trong số những nhà soạn nhạc lớn nhất giai đoạn hậu lãng mạn. Tài năng sáng tác nổi bật của ông chỉ tập trung ở hai hình thức là ca khúc và giao hưởng. Bên cạnh 9 bản giao hưởng được đánh số, những tác phẩm chính của ông là tập liên khúc Lieder eines Fahrenden Gesellen (Những khúc ca lữ khách), Kindertotenlieder (Những bài hát của trẻ em về cái chết) và Das Lied von der Erde (Bài ca trái đất).

———————-

Đây là 4 bản giao hưởng mà e đã up, thông tin về nó:

Symphony No. 4 in G major (1892, 1899–1900; sửa chữa. 1901–1910)

Symphony No. 5 in C-sharp minor (1901–1902; tổng phổ sửa chữa nhiều lần)

Ghi chú : trong khi bản giao hưởng bắt đầu ở giọng Đô thăng thứ, cần lưu ý rằng chính nhà soạn nhạc đã viết trong một bức thư gửi nhà xuất bản của mình rằng : "Rất khó có thể nêu lên một điệu thức cho toàn bản giao hưởng, và để tránh việc hiểu lầm, điệu thức nên được bỏ qua.”

Symphony No. 6 in A minor (1903–1904, sửa chữa. 1906; tổng phổ sửa chữa nhiều lần)

Ghi chú : Tại một buổi biểu diễn ở Vienna năm 1907, tiêu đề “Bi thương” (Tragic) được in kèm vào bản giao hưởng trong áp phích quảng cáo và chương trình, nhưng từ đó không xuất hiện trong tổng phổ và không được sử dụng trong các tác phẩm liên quan ( vd tác phẩm "Lùm cây mới" (New Grove)

Symphony No. 7 in E minor (1904–1905; tổng phổ sửa chữa nhiều lần)

Ghi chú : Tiêu đề "Bài ca của đêm", trong khi rất phổ biến với các thính giả, thì lại không do Mahler đặt, nó không xuất hiện trong tổng phổ và không được sử dụng trong các tác phẩm liên quan ( vd tác phẩm "Lùm cây mới" (New Grove)
Link download:
Symphony 4,5,6:
Symphony No.7:

http://www.mediafire.com/?sharekey=a171a3bb9b04af1091b20cc0d07ba4d26d26da1036a0e192

(Tính up hình album lên nhưng thủ tục nhiêu khê quá, phải edit lại hình, photobucket không đăng nhập được thành ra bỏ ý định. Tuy nhiên trong 2 link đó đã có sẵn cover sưn rồi, chịu khó vào xem nhé ^^

Thơ và ca trù Chùa Hương


(Hix, đêm nay đen đủi quá, post bài lần này lần thứ 3 rồi, tức đã bị del 2 lần trước mà không rõ nguyên do, hix, tụt cả hứng!)

Được đến xứ Huế 3 lần, thế nhưng chưa lần nào đến Chùa Hương, quả là một thiếu sót lớn…Chỉ cần xem qua Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_H%C6%B0%C6%A1ng thì đủ sức lôi cuốn một con người khô khan rồi!

Đợt vào TPHCM vừa rồi, vợ nó chộp được mấy CD dân ca, hát thơ, ca trù, và cả nhã nhạc cung đình Huế, thế nên chừ có dịp để up lên album Thơ và ca trù Chùa Hương, cũng là up lên cho bác Thịnh (Aissophieus) nhà ta thưởng thức.

List Track:

CHÙA HƯƠNG – THƠ VÀ CA TRÙ

1. CHÙA HƯƠNG (Nguyễn Nhược Pháp) NS. Hồng Ngát, Khắc Tư & Trang Nhung

2. THĂM CẢNH CHÙA HƯƠNG ( Xuân Diệu) NS. Thúy Đạt

3. TRƯỚC XUÂN, THĂM CHÙA HƯƠNG Nguyễn Xuân Sanh) NS. KHắc Tư

4. HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH (Chu Mạnh Trinh) NS. Trang Nhung

5. VIẾT GIỮA CHÙA HƯƠNG (Huy Trụ) NS. Hồng Ngát

6. VỀ GẶP HƯƠNG SƠN (Băng Sơn) NS. Thúy Hòa

7. CÔ HÁI MƠ (Nguyễn Bính) NS. Khắc Tư

8. TRÊN ĐÒ SUỐI (Hằng Phương) NS. Thúy Mùi

9. CHÙA HƯƠNG (Hoàng Cầm) NS. Xuân Hanh & Thúy Đạt

10. CẢNH HƯƠNG SƠN (Bà Huyện Thanh Quan) NS. Trang Nhung

11. CHƠI CHÙA HƯƠNG TÍCH (Tản Đà) KHac Tu

12. CHƠI CHÙA HƯƠNG (Hồ Xuân Hương) NS. Thúy Hòa

13. GIÃ TỪ HƯƠNG TÍCH (Yến Lan) NS. Khắc Tư & Trang Nhung

Đàn bầu: Thanh Tâm

Đành Tranh: Vũ Việt Hồng

Sáo trúc: Tiến Vượng

Đàn Nguyệt: Xuân Hoạch

Đàn dây: Văn Khuê

Trống Chầu: Nguyễn Văn M???

Link:

http://www.mediafire.com/?7jtjgz0tlbd

Hoặc:

Để nắm rõ hơn thông tin về Ca trù và hát thơ, xin mời các bạn đọc thêm phần này:

Hát thơ:

Hát thơ có từ thời nhà Đường, tại các nhà hát bên Trung Quốc, người ta đã đem thơ của Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh… ra mà ca hát. Đó là những bài Từ khúc, có những câu dài, ngắn không đều, âm vận du dương; người giỏi nhạc có thể cầm bài thơ, ngẫu hứng mà hát thành một ca khúc. Nghiêm túc hơn thì soạn thành bài bản, có đàn sáo tấu lên phụ họa cho giọng ca; sáng tác nên những điệu như Bồ tát man, Ức Tần nga, Ức Giang nam, Đảo luyện tử… Về sau, ai thích điệu gì thì cứ theo điệu ấy mà soạn lời ca mới, gọi là “điền từ”.

Xin đơn cử bài “Biệt tình” của Bạch Cư Dị đã được phổ thành điệu Trường tương tư:

“Biện thủy lưu, Tứ thủy lưu,
Lưu đáo Qua Châu cổ độ đầu,
Ngô sơn điểm điểm sầu,
Tứ du du, hận du du
Hận đáo qui thời phương thỉ hưu
Nguyệt minh nhơn ỹ lâu”.

Nghĩa:

“Hai sông Biện, Tứ chảy quanh
Qua Châu bến cũ hai ngành gặp nhau
Non Ngô lấm tấm điểm sầu
Tương tư dằng dặc hận sâu muôn đời
Khi về mối hận mới nguôi
Lầu tây nguyệt rạng có người tựa trông”

Và một bài thơ khác, bài “Biệt ý – Khuê tình” của Lý Bạch đã được hát lên theo điệu Bồ Tát man. ( Bồ Tát man có nghĩa là cô gái rừng. Niên hiệu Đại Trung đời Đường, nước Nủ man lai cống phẩm vật, con gái nước ấy bới tóc cao, đội mũ vàng, cổ đeo chuỗi hạt ngọc như vị Bồ Tát mà ca múa nên gọi là Bồ Tát man)

“Bình lâm mạc mạc yên như chức,
Hàn sơn nhất đới thương tâm bích
Minh sắc nhập cao lâu
Hữu nhơn lâu thượng sầu
Ngọc giai không trữ lập
Túc điểu quy phi cấp
Hà xứ thị quy trình?
Trường đình liên đoản đình.”

Nghĩa:

“Rừng bằng man mác khói lên như tơ dệt,
Rặng núi Hàn Sơn xanh biếc như tơ mối thương tâm
Lúc trời nhá nhem, bước lên lầu cao
Có người đang ở trên lầu buồn bã
Đứng trước thềm ngọc luống đợi chờ ai
Đàn chim nhớ tổ hấp tấp bay về
Mà về chốn nào đây?
Kìa trạm dài và trạm ngắn

(theo bản dịch trong Bạch hương từ phổ của một tác giả khuyết danh)

Hát trống quân

Ở nước ta cũng vậy, từ lâu lắm, tại các nhà hát ả đào, thơ đã được hát lên bằng nhiều điệu như: Gửi thư, Dựng Huỳnh, Nói sử, Tỳ Bà, Cung Bắc… thịnh hành nhất là điệu Hát nói. Hát nói là một bài thơ hợp thể gồm thơ 4 chữ, lục bát, song thất lục bát, thơ thất ngôn, thơ 8 chữ. Bài Hát nói mẫu mực gồm 11 câu, chia làm 6 khổ: khổ nhập đề, khổ xuyên tâm, khổ thơ, khổ xếp, khổ rải và khổ kết. Khổ thơ nằm giữa bài thường là hai câu thơ thất ngôn bằng chữ Hán hay chữ Nôm, khổ kết bao giờ cũng là một câu sáu chữ. Nếu thấy 11 câu chưa diễn hết ý tình, có thể làm thêm câu, vì đó mà có bài Hát nói dài đến 27 câu. Có điểm đặc biệt là các cụ xưa áp dụng thơ 8 chữ vào hát nói; sau này, trong phong trào thơ mới, nhiều nhà thơ tên tuổi đã rút từ “hát nói”ra lối thơ này để phát triển thành thể thơ tám chữ, người dùng nhiều nhất thể thơ này là Thế Lữ, sau đó là Huy Cận, Xuân Diệu, Huy Thông…

Nổi danh trong sáng tác hát nói phải kể đến tên tuổi của Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Cao Bá Quát, Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải… Còn rất đông văn nhân, tài tử khác mê ca trù, đã sáng tác “hát nói” rồi đến nhà hát nhờ đào nương ca lên để tác giả và bạn bè thưởng thức. Thú chơi phong lưu này khá tốn tiền hình như chỉ dành cho người giàu sang, trí thức; còn giới bình dân yêu thơ thì sao? Đã có những nghệ nhân hát rong mang thơ đi phổ biến khắp đầu thôn cuối xóm, ga xe lửa, bến xe đò, bến phà, góc chợ… nơi nào có thể quy tụ được vài chục người xúm lại để nghe họ hát thơ thì họ sẵn sàng khua trống, vặn đàn mời gọi. Đây là một hình thức diễn xướng mà sau này người ta gọi đùa là “xuất bản mồm” vì trước đây nghề xuất bản, in ấn cò nghèo nàn; các phương tiện truyền thông cũng chưa có mấy, đành phải áp dụng cách hát rong, truyền khẩu vậy. Cái hình ảnh một đám đông ngồi xổm trên một khu đất, vây quanh một nghệ nhân khiếm thị, đánh đàn bầu dưới ánh đèn vàng vọt tỏa ra từ chiếc đèn gương, im lặng lắng nghe tiếng hát thơ ê a kể lại những câu chuyện xa xưa.

Những chuyện đó họ đã nghe qua nhiều lần, thật là cảm động. Có người đã thuộc lòng nhưng vẫn còn muốn nghe mãi. Thỉnh thoảng lại có tiến
g tiền đồng, tiền xu rơi vào chiếc thau bằng nhôm nghe rỏn rẻng, đó là tiền thưởng của người nghe thơ tặng cho người hát thơ. Ở miền Trung gọi đó là Nói vè; miền Bắc thì có hát xẫm và Nam bộ gọi là hát thơ.

Hát nói

Sở dĩ không gọi là hát vè mà là nói vè vì vè là một câu chuyện bằng thơ, đa phần là thơ lục bát, chủ yếu nói lên, kể lại một câu chuyện đặc biệt xảy ra tại địa phương hoặc những truyện nôm cổ do các tác giả vô danh sáng tác. Những vè Mã Long, Mã Phụng, vè Thất thủ kinh đô, vè Phạm Công – Cúc Hoa, vè Thầy Thông Tằm… từ lâu đã trở thành tài sản chung của dân gian, được đón nhận với thái độ thân ái xen lẫn sự kính trọng vì truyện thơ nào cũng đề cao đạo lý, nghĩa tình, dạy người ta làm lành, lánh dữ. Về mặt dựng truyện, truyện nào cũng có mở đầu, kết thúc lớp lang, có thắt có mở, có mâu thuẫn xung đột y như tiểu thuyết và kịch. Vì phải dùng vần điệu để diễn tả hành động nên lời thơ ít được trau chuốt, hoa mỹ. Nhằm phục vụ giới bình dân nên lời thơ vô cùng dung dị, rất gần gũi, dễ hiểu. Kể chuyện một viên chức nhà nước tên là Thông Tằm, làm chức Thông phán tại tỉnh Bình Định, có vợ bị tên phu xe cưỡng hiếp và giết chết, sau đó hiện hồn lên chỉ lối cho chồng đi tìm xác mình, bài vè mở đầu như thế này:

“Có người Bình Định tỉnh thành
Làm việc nhà nước mỹ danh Thông Tằm…”

Thật không gì dễ hiểu, rõ ràng hơn. Tả cảnh quân ta đánh nhau với giặc Pháp thời chúng tiến chiếm kinh đô Huế, bài vè “Thất thủ kinh đô” có những câu:

“Súng Tây bắn chết thiệt nhiều
Súng mình cứ bắn phiêu phiêu lên trời…”

Chỉ hai câu mà gợi lên được hình ảnh cuộc chiến tranh không cân sức giữa bọn thực dân có xe tăng, đại bác, súng ống tối tân với một bên tuy lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu có thừa nhưng vũ khí quá thô sơ, thiếu thốn. bắn “phiêu phiêu” là bắn không trúng đích, “thiệt nhiều” là thật nhiều… những tiếng phương ngữ miền Trung tạo cho câu vè thêm nét đặc biệt.

Ở Nam bộ người ta gọi loại hình nghệ thuật này là Nói thơ. Thơ không chỉ được hiểu là những bài thơ ngắn, riêng lẻ mà còn dùng để gọi “một truyện thơ” dài như truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu hay truyện “Thơ Sáu Trọng”… Người ta gọi đó là một “bổn thơ” và hình thức diễn xướng được gọi một cách đơn giản là “Nói thơ Lục Vân Tiên” hay “Nói thơ Sáu Trọng”.

Giai điệu “nói thơ” không có gì cầu kỳ, chỉ tới lui một điệu, chủ yếu là nói, là kể chuyện còn lên bổng, xuống trầm, ê a nhịp với tiếng đàn, tiếng trống để cho dễ nghe thôi vì thế mà gọi là “nói” chứ không dùng tiếng “hát”.

Nói rộng ra, từ xưa đến nay, khắp cả nước ta, đâu đâu người ta cũng “hát thơ” và không ngừng phổ biến những điệu dân ca, những điệu hát cổ truyền của dân tộc. Hát dân ca tức là hát thơ vì hầu hết các điệu lý, điệu hò, hát ru, hát ví, hát dặm, hò kéo gỗ, hò chèo thuyền… đều xây dựng trên thơ lục bát. Ông cha ta xưa đã đem thơ lục bát cắt ra từng đoạn, đảo trước ra sau, sau ra trước, lặp lại nhiều chỗ, thêm các tiếng đệm, những trợ từ mà biến hóa câu thơ thành một ca khúc lạ tai; hấp dẫn, tình tứ, thiết tha. Những tiếng đệm như: ối a, tình bằng, tình như, hò ơ, khoan hỡi hò khoan, hò dô ta, ô tang tình tang, qua lối, ầu ơ… thêm vào câu hát đã phong phú hóa giai điệu.. Chỉ hai câu :

“Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa”

Mà có thể chuyển thành rất nhiều bài Lý con sáo như Lý con sáo Bắc, Lý con sáo Huế, Lý con sáo Quảng, Lý con sáo Gò Công, Lý con sáo Cải lương… Cũng chỉ do hai câu lục bát:

“Ngưạ ô anh khớp kiệu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh”

Mà không những ta có Ngựa ô Nam:

“Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng
Ứ ư ừ ứ ư
Anh tra khớp bạc…”

Mà lại có thêm ngựa ô Huế:

“Ngựa ô…à ô, ý a ơ ngựa ô à ô
Ngựa ô anh khớp”

LIỆU ĐỊNH NGHĨA “HÁT THƠ” NHƯ THẾ NÀY CÓ CHÍNH XÁC CHĂNG?

“Hát thơ”, một "thể loại mới" của CLB Ca trù – Hát thơ thuộc Đại học Dân lập Hùng Vương TPHCM?

Hát thơ là dùng những điệu hát dân ca của cả 3 miền đất nước để hát với những câu thơ, khổ thơ, bài thơ. Tùy tính chất, nội dung thơ mà người trình diễn chọn cho mình một điệu hát dân ca cho phù hợp, có thể là hò, vè, lý, chầu văn, ca trù, tài tử… Hát thơ cũng là công trình khoa học do tiến sĩ Nguyễn Nhã chủ trì nghiên cứu để dùng như một phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy môn Tiếng Việt và môn Văn cho học sinh cấp 1, 2, 3. (Trích báo)

Ta thấy các tác giả đã cắt thơ ra, đảo lên, đảo xuống, lặp lại nhiều chỗ và sử dụng tiếng đệm mà tạo nên những giai điệu vui tươi, duyên dáng. Nước ta có 3 miền, mỗi miền một giọng. Các câu dân ca đi qua các địa phương được người bản địa chỉnh s
ửa, thêm thắt, càng ngày càng trở nên phong phú về lời ca cũng như giai điệu. Tập thể đã góp phần sáng tác, thời gian đãi lọc, cái dở mất đi, cái hay còn lại và đặc biệt là không ai đòi bản quyền, không ai ký tên, cái kho tàng hằng chục ngàn bài dân ca trở thành của chung của dân tộc. Có một điều rất thú vị là chỉ với hai câu lục bát, bạn có thể hát lên một lúc thành hai ba chục điệu ca khác nhau. Ví dụ bài Qua cầu gió bay, dân ca Quan họ Bắc Ninh:

“Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay”

Bạn có thể hát thành: Trống Quân, hát ru miền Bắc, Sa mạc, Bồng mạc, hò Huế, Lý tình tang, hò Đồng Tháp, Ngâm Kiều, Nói thơ Lục Vân Tiên, Hò mái nhì, mái đẩy, Chầu văn… Đó là một lối hát thơ hình như ở ta mới có cũng như thơ lục bát vốn là “đặc sản” của riêng Việt Nam ta.

Vui cũng hát, buồn cũng hát, làm việc cũng hát, nghỉ ngơi lại càng hát, đánh giặc cũng hát; hát trên công trường, trên đồng lúa, trên sông dài, biển lớn, trên thao trường, trong rừng, trên đồi… đâu đâu cũng nghe tiếng hát, tiếng hát bay lượn giữa đời, mà lại toàn hát… thơ; thật không còn gì đẹp hơn, lãng mạn hơn và dễ thương hơn.

Còn dưới đây là bài viết của bác Home – Người kể chuyện nhà ta – thông tin rất chi tiết:

Ca Trù:

Ca trù, hát ả đào,Hát cô đầu, hay Hát nhà tơ,Hát nhà trò.
Xin được bắt đầu bằng cái định nghĩa.
Ca trù có thể nói là ra đời vào thời Lý có nghiã là thế kỉ 11.Vì như ta thấy trong Ca Trù có từ "quản giáp"( chỉ người nhạc sĩ đờn đệm đàn cho ca sĩ).
Ca trù có đặc điểm là ca sĩ bao giờ cũng là đàn bà, tự gõ nhịp bằng một cặp dùi trống và một cái phách bằng tre. Cô được đệm bằng một cái đàn đáy, và một cái trống chầu dùng để đánh dấu các đoạn, và để làm nổi bật những đoạn hát hay.

Ngày xưa có ba loại ca trù :

Hát chơi, biểu diễn tại nhà những người hâm mộ, hoặc tại nhà cô ca sĩ.
Hát cửa đình, biểu diễn ở đình làng.
Hát thi, biểu diễn để tranh giải.

Về Khái niệm.
Ca Trù:"Trù" là cái thỏi bằng tre ghi chữ nho mà người ta thường dùng để thưởng các cô ca sĩ. Mỗi khi ca đoạn nào hay, cô ca sĩ lại được khán giả cho một vài cái trù, đổi được ra thành tiền.Ngày xưa, ca trù chỉ biểu diễn trong cung đình, và nơi có nhiều quan lại.Mỗi khi cô ca sĩ hát hay, quan lại lại thưởng cho cô một cái thẻ.
Sau này ca trù mới mở rộng, không chỉ biểu diễn ở chốn quan trường, cung đình nữa.
Ả đào:Ngày xưa có cô Đào Thị hát hay nổi tiếng->hát ca trù->hát ả đào.Ả ở đây chỉ cô gái.Tôi không đồng ý với ý kiến của giáo sư Trần Văn Khê nói là Đào còn có thể hiểu là 1 cây đào.
Ngoài ra tôi cũng ko đồng ý với 2 ông Đỗ Trọng Đoàn và Đỗ Trọng Huề cho là hat ẳ đầu, chữ "đầu" ám chỉ tiền hoa hồng (tiền đầu) mà các cô ca sĩ phải trả cho cô giáo.Và "Cô đầu" được dùng để chỉ những cô ca sĩ có nhiều học trò.Nói như vậy là suy diễn, Đầu là đào đọc chệch đi mà thôi.

Xin nói thêm về Mưỡu(từ này tôi biết là do ông Nguyễn Tuân), Mưỡu chính là chữ "mạo" là mặt (diện mạo) – đọc trại ra thành Mưỡu. Thường thì Mưỡi có bốn câu thơ lục bát trong đó nội dung bài Hát nói được tóm tắt.

Về thể hiện ca trù
Một đào nương hát độc xướng, tay gõ "phách" bằng tre hay bằng gỗ, với hai dùi bằng gỗ, một dùi tròn, một dùi chẻ làm hai gập lại. Có hai cách hát: "Hát khuôn", theo lề lối "tròn vành rõ chữ", một chữ phải uốn nắn công phu, một chữ phải có dư âm, phải biết cách "đổ hột" tức là ngân ngắt đoạn tiếng nghe như tiếng hạt châu rơi trên mâm, phải gằn lấy hơi từ cổ họng, chứ không phải từ lồng ngực như theo cách hát của phương Tây. Đổ hột thật nhuyễn, trong tiếng nhà nghề gọi là "đổ con kiến" (theo lời cụ Quách Thị Hồ). Hát bay bướm gọi là "hát hàng hoa". Gõ dùi chẻ xuống phách gọi là "lá phách". Gõ dùi tròn xuống phách là "tay ba". Gõ phách phải một tay thấp một tay cao, một tiếng nhẹ một tiếng mạnh, một tiếng đục một tiếng trong, hai tiếng cùng đánh trong một lúc gọi là "chát".

Có một nhạc khí phụ họa là đàn đáy, một cây đàn vô cùng độc đáo của người Việt. Thùng đàn hình thang hay hình chữ nhật, 3 tấc bề dài, 2 tấc bề ngang, mặt đàn bằng cây ngô đồng (firmiana platanifolia), không có đáy, cần rất dài. Đàn có 10 hoặc 11 phím, phím đầu gắn chính giữa đàn. Đàn có 3 dây: dây hàng (dây to), dây trung và dây tiểu (dây nhỏ). Cũng loại 3 dây mà khác hẳn san xian (tam huyền) của Trung Quốc, shamisen của Nhật Bản, sandze của Mông Cổ. Đàn khảy bằng dăm tre, tay mặt khảy, tay trái nhấn nhá. Có thể nói thêm về cách khảy, tiếng "vê", tiếng "vẩy", tiếng "lia" khác nhau như thế nào. Không phát âm tiếng đàn theo "hò xự xang xê cống" mà theo 7 âm "tính, tỉnh, tình, tinh, tung, tàng, tang". Tiếng đàn hợp âm đánh 3 lần gọi là "rinh, rinh, rinh".

Có tiếng trống gọi là trống chầu, vì trống dùng châm câu mà cũng để phê phán. Roi trống phải nằm ngang mặt trống. Cách ngồi, tay vịn trống, tay cầm roi phải đúng phong cách.

Trống có thể dùng gọi đào kép. Thường đánh ba tiếng để gọi đào kép. Khi đào kép ngồi vào chiếu có thể đánh khổ trống "Thôi cổ", hai tiếng trống khoan thai để giục đào kép. Trong lúc hát, có nhiều khổ trống dùng để khen hát, khen đàn mang tên "song châu", "liên châu", "xuyên tâm", "chánh diện", "thượng mã", "phi nhạn", "hạ mã", "lạc nhạn"…


Tham khảo: Trần Văn Khê và âm nhạc truyền thống

Ngoài ra nếu bạn muốn hiểu thêm về ca trù xin đọc cuốn :
Việt Nam Ca trù biên khảo -Nhà xuẩt bản âm nhac.

Báo đây, báo đây!^_^


http://www.dlu.edu.vn/organization.aspx?orgId=85&aboutId=135

Hơn 3 năm rồi mới có dịp được chiêm ngưỡng thành quả của CLB nằm trên trang WEB của trường.

Các bác cứ kích vào, tải từng số về mà xem, nó là kết quả của mấy năm liền đấy,

E tham gia hình như từ số 24 thì phải.

Các bác xem thử báo nội san của trường có khác chi so với trường bên ấy ko nhé ^_^

Có đóng góp gì hôn? Xin cứ Cmt cho e, e sẽ ghi nhận hết những đóng góp của các bác!

Lịch


He he, mấy ngày gần đây hỏng quá… Ngày đi làm, tối là vầy:

Những ngày truớc tương tự…

28/10: 18h30: Hẹn gặp Nga, Miền, simple: Ăn cà ri bánh mì, đúng giờ có mặt, mang thêm túi to trái cây cùng với bánh ngọt, những thứ phục vụ đắc lực cho hiệp 2, 3 của bữa đấy!

29/10:??? Quên roài!

30/10: CŨng vậy!

31/10: Cầm cái hộp to đoành, đựng một lô giấy loại và sách đến nhà trọ cũ share, hết nhiệm vụ!

1/11: Lại đi ăn với 2 đứa e, chè hiệp 1 xong, tiếp hiệp 2 hoành tráng chả ram bắp, căng cả bụng! Hix, ngày này là ngày đen đủi nhất, thằng đồng nghiệp thấp hơn 2 khoá người đầy men rượu, lái như bay, còn đánh võng tông thẳng vào chính diện, thế là … đi tong cái quần mồi, may là ko sao, tay chân trầy trật sơ sơ!…

2/11: Sau buổi sáng rối trí vì mấy cuộc hẹn, không biết xắp xếp thế nào ngày sinh nhật CLB Nhịp sống Giảng đường lại nhầm ngay vào tối 2/11, mà tối này trước đó đã có lịch hẹn. Thế là phải làm 2 hiệp: Hiệp 1 từ 5h-7h30 chiều. hiệp 2 là dành cho CLB. HIx, xoay chóng cả mặt *Đang nấu ăn hoành tráng, chưa nếm đã thèm!

3/11: Hẹn với mấy bằng hữu chí cốt: Hoan, Tâm, Ý. Cà phê chứ chưa có dự định chi mới cả!

4/11: Chà, ngày này là bắt đầu tự do, đi đựơc từ sáng đến tối vì ko còn làm nữa! Sáng lại phải hẹn đứa e vừa mới quen… mấy ngày đi mua cái láp tóp, khỉ thật, thị trường ở Đà Lạt thì mua loại nào cũng cắt cổ mà chẳng ngon tí nào! Tối là một dịp quan trọng, hẹn…

mà đã, chả là ngày 3/11 là sinh nhật của cô bạn, nhưng hẹn lại là tối ngày 4, mẻm là cà phê roài, cả hai sẽ ì ạch trên chiếc chali cúc cu cổ vượt dốc băng đường để đến nơi gọi là "điểm hẹn"!

5/11: Cái ngày này chưa có hẹn gì hết, đúng ra thì sinh nhật CLB sẽ tổ chức vào ngày này, song tình hình căng và thẳng quá nên đã dời trước đó vài ngày… Nhưng tiình hình sẽ kín lịch!

6/11: Chuồn khỏi đất này! Chắc sẽ đến Đức Trọng chơi vài ngày với mấy người bạn ở dưới, hẹn từ trước rồi mà vẫn chưa có dịp để đến…

Túm lại: Hơn … 2 tuần gần đây toàn là 22h hơn có mặt tại gian nhà A7A (nơi đang sống chui tạm thời hơn… 1 tháng rồi, mấy thằng bạn cũng ngán mặt, cứ dặm hỏi: Khi nào ông về)… Hơ, cái mặt này chai, nhưng chưa sạm nên quyết định: VỀ, đành thế thôi!